Công nghệ điện toán đám mây trong ngành tài chính ngân hàng

57% ngành ngân hàng đã có triển khai thành công các ngân hàng số và chuyển đổi lên thành đám mây, theo báo cáo của bên IDC tháng 8/2020. Đi cùng xu thế chuyển đổi số thì ngành tài chính ngân hàng đã bắt đầu có tăng tốc trên cuộc đua chuyển đổi 1 cách toàn diện với mức đầu tư hướng vào hạ tầng CNTT tăng đáng kể.

Cloud computing trong điện toán đám mây là 1 khái niệm hoàn chỉnh cho 1 xu hướng không mới bởi vì nhiều doanh nghiệp hiện đang không có máy chủ riêng, PC chỉ cài 1 số phần mềm rất cơ bản còn tất cả đều sẽ phụ thuộc vào cloud. Chẳng hạn, họ đăng ký dịch vụ hosting dành cho website công ty, thuê các công cụ quản lý doanh thu, lấy dữ liệu khảo sát thị trường từ các tổ chức…

Công nghệ điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây (Cloud computing) có thể hiểu một cách đơn giản là: các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm; dịch vụ… sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet. Thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất). Để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần.

Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm. Thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung sản xuất bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thay họ. Bạn có thể truy cập đến bất kỳ tài nguyên nào tồn tại trong “đám mây (cloud)”. Tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu thông qua hệ thống Internet.

Công nghệ điện toán đám mây là gì?

Ngân hàng số trong tương lai

Trong năm 2020, giá trị kinh tế của hoạt động chuyển đổi số (digital transformation – DX). Ghi nhận đạt được gần 19 nghìn tỷ USD, tương đương với 20% GDP toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng y tế đã kéo theo sự thay đổi gần như toàn diện. Lên mọi mặt trong nền kinh tế – xã hội ở mọi quốc gia. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ của công cuộc số hóa. Nhu cầu thanh toán không tiếp xúc tăng cao. 74% người tiêu dùng trong một nghiên cứu của MasterCard tuyên bố. Sẽ tiếp tục sử dụng thanh toán không tiếp xúc kể cả khi dịch đã được kiểm soát.

Thậm chí trong tương lai sau đại dịch. Vì vậy, mọi sản phẩm và dịch vụ tài chính đều cần được hình dung lại với tư duy kỹ thuật số. Đề cao tính sáng tạo, mức độ tự phục vụ. Cùng bảo mật vượt trội hơn để theo kịp. Và đón đầu nhu cầu của những người dùng cuối.

Trong bối cảnh đó, “đám mây” trở thành “bình thường mới” trong lĩnh vực ngân hàng. Hầu hết mọi tổ chức và doanh nghiệp trong ngành đều đã chuyển đổi sang đám mây. Hoặc đang xem xét với sự thận trọng ở nhiều mức độ.

57% ngành ngân hàng triển khai thành công ngân hàng số

Trong báo cáo “Chỉ số đám mây doanh nghiệp năm 2019” của Nutanix. Ngành tài chính ngân hàng đã vượt qua các ngành khác. Trong việc áp dụng đám mây lai. Đạt mức thâm nhập 21% hiện nay, so với mức trung bình toàn cầu là 18%. Các công ty thị trường vốn đã sớm áp dụng đám mây lai cho các khối lượng công việc cụ thể . Thường là nghiên cứu, CRM hoặc các hoạt động tập trung vào phân tích giải pháp, dữ liệu. Các ngân hàng bán lẻ, ban đầu chậm chạp trong việc áp dụng điện toán đám mây. Cũng đang bắt kịp xu hướng.

57% ngành ngân hàng triển khai thành công ngân hàng số 

Tháng 8/2020, IDC báo cáo 57% ngành ngân hàng đã triển khai thành công ngân hàng số. Và chuyển đổi lên đám mây. 40% ngân hàng được khảo sát cho biết đang có kế hoạch chuyển đổi lên môi trường đám mây lai trong vòng 12-24 tháng.

Công nghệ của Hewlett Packard Enterprise (HPE)

Một câu hỏi quan trọng khi chuyển đổi lên đám mây là “Làm cách nào xác định được vị trí đặt dịch vụ phù hợp trên toàn bộ mô hình đám mây lai và đa đám mây?” Danh mục giải pháp công nghệ của Hewlett Packard Enterprise (HPE) đã đem đến cho các nhà quản trị phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu, từ đó giúp xây dựng và phát triển chiến lược đám mây lai, xác định được vị trí tốt nhất để đặt các tải công việc và ứng dụng theo từng nhu cầu riêng của tổ chức.

Mặc khác, việc đầu tư cho hạ tầng theo cách truyền thống tốn nhiều thời gian và phức tạp, bộ phận CNTT phải nghiên cứu và thiết kế các giải pháp phù hợp, hài hòa giữa cả nhu cầu hiện tại và tương lai. Hiểu rõ được vướng mắc của các doanh nghiệp, HPE đã phát triển và cung cấp một giải pháp thay thế cho các giải pháp đầu tư CNTT truyền thống, cho phép các tổ chức đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi phù hợp với mong đợi của khách hàng.

Giải pháp HPE Greenlake, mang đến trải nghiệm đám mây cho các tải công việc không thể chuyển lên đám mây công cộng, kể cả trong hiện tại và tương lai. Đây là giải pháp dưới dạng dịch vụ (as-a-service), có khả năng mở rộng, chỉ phải chi trả cho từng lần sử dụng, được cấu hình sẵn cho phép các tổ chức tài chính trên khắp thế giới áp dụng công nghệ chuyển đổi nhanh hơn và đơn giản hóa các hoạt động. “Giải pháp HPE Greenlake sẽ sớm ra mắt tại thị trường Việt Nam”, đại diện HPE cho hay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *