Giá thép tại Việt Nam liên tục giảm, cắt đứt chuỗi tăng liên tiếp

Giá thép tại Việt Nam liên tục giảm, "cắt đứt" chuỗi tăng liên tiếp

Sau nhiều lần tăng giá khiến nhà thầu xây dựng, đơn vị sản xuất méo mặt, giá thép trong nước đã bắt đầu giảm. Hiện giá thép tại thị trường Việt Nam đang thấp hơn khu vực và thế giới. Đặc biệt là thép xây dựng đã có sự điều chỉnh giảm theo xu hướng chung của thị trường thế giới. Đây là tháng đầu tiên giá thép tong nước sụt giảm sau 4 tháng tăng liên tục kể từ tháng 2/2021 đến nay. Theo nhiều chuyên gia thị trường nhận định, với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, hoạt động sản xuất, vận chuyển bị đóng băng sẽ khiến giá thép tiếp tục giảm.

Giá thép giảm sau 4 tháng liên tục tăng

Hiện giá thép tại Việt Nam được các công ty thép lớn niêm yết ở mức 16,1-16,7 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn CB240. Và 16,8-17,3 triệu đồng/tấn đối với thép thanh D10. So với thời điểm cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2021; giá thép xây dựng đến ngày 22/6 đã giảm khoảng 750.000 -1,5 triệu đồng/tấn (tùy theo thương hiệu và sản phẩm).

Giá thép đang giảm từng ngày, thấp hơn khu vực và thế giới

Giá thép xây dựng trong nước ở mức bình quân khoảng 16.200-16.500 đồng/kg. Giảm khoảng 4% so với tháng trước. Mặc dù mức giá này vẫn tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng đây là tháng đầu tiên giá bán trong nước sụt giảm. Sau 4 tháng liên tục tăng kể từ tháng 2/2021 đến nay.

Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá thép thanh vằn vào phiên cuối tháng 6 vừa qua trên Sàn giao dịch Thượng ở mức 5.122 nhân dân tệ/tấn, tương đương hơn 18,2 triệu đồng/tấn. Cao hơn thị trường Việt Nam khoảng 800.000 – 1 triệu đồng/tấn, tương đương 10,3-12,3%.

Nguyên nhân khiến giá thép “quay đầu”?

VSA cho biết các yếu tố tác động đến giá thép xây dựng trong nước là do trong tháng 6/2021; giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép có xu hướng ổn định theo đà chững lại của giá nguyên liệu thị trường khu vực và thế giới. Cũng theo VSA làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 của Việt Nam từ cuối tháng 4/2021 đã có những tác động đến tình hình kinh tế chung của Việt Nam, trong đó có ngành thép.

Nhu cầu tiêu thụ có xu hướng sụt giảm sau thời gian liên tiếp tăng giá. Sản lượng bán hàng tháng 6/2021 chỉ đạt 655.046 tấn. Mức bán hàng thấp nhất của tháng 6 trong 5 năm trở lại đây kể từ năm 2016. Giảm mạnh 31,4% so với tháng trước và giảm hơn 18% so với cùng kỳ năm 2020.

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 của Việt Nam tác động với giá thép

Tại Trung Quốc, thị trường thép lớn nhất thế giới; nhu cầu tiêu thụ cũng dự báo yếu đi theo mùa vụ. Các đơn đặt hàng thép ở Trung Quốc đang có xu hướng giảm. Tháng 7 thường là một trong những tháng thấp điểm nhất về nhu cầu thép ở Trung Quốc. Do thời tiết mưa và nóng theo mùa hạn chế các hoạt động ở hạ nguồn, chẳng hạn như xây dựng. Kết hợp với việc các điều kiện tín dụng bị thắt chặt hơn trước. Tâm lý nhà đầu tư kém đi và virus biến thể Delta càng ảnh hưởng tới nhu cầu thép.

Dự báo giá bán sẽ tiếp tục tăng trở lại ở những tháng cuối năm

Theo ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam; trong khoảng tháng 6, 7 hàng năm là thời điểm mùa mưa. Các công trình xây dựng sẽ ít thi công. Nên số lượng thép bán ra sẽ giảm kéo theo doanh nghiệp sắt thép điều chỉnh giảm giá. Giá thép năm nay đã tăng cao tới 45% so với trung bình hằng năm. Nên trong tháng 6, tháng 7 giá sắt chỉ giảm khoảng 3 – 5%. Nhưng vào cao điểm mùa xây dựng (từ 3 tháng đầu năm và 3 tháng cuối năm) có thể sẽ tăng trở lại.

Để có thể chặn đà tăng giá thép, các doanh nghiệp sản xuất cần tiết giảm chi phí sản xuất. Ưu tiên nguồn phôi thép, nguồn nguyên liệu thép thô, thép cuộn cán nóng cho thị trường nội địa, bảo đảm bình ổn giá. Để làm được điều này đòi hỏi Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất phôi tạm thời hạn chế xuất khẩu. Để ổn định nguồn cung trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường thép trong nước. Qua đó hạn chế sự tăng giá như đợt đầu năm nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *