Phiên 22/7: Sắc xanh trở lại, NĐT cá nhân mua ròng hơn 415 tỷ đồng

Sắc xanh đang trở lại trên thị trường chứng khoán

Sắc xanh trở lại trên diện rộng giúp cho VN-Index lấy lại hơn 23 điểm và đóng cửa ở mốc 1.293 điểm. Các nhà đầu tư cá nhân vẫn là bên duy nhất hiện đang mua ròng với hơn 415 tỷ đồng và tập trung vào hàng loạt các cổ phiếu ngân hàng. Sắc xanh lan tỏa mạnh mẽ trên nhiều nhóm ngành cổ phiếu đã giúp các chỉ số tăng trưởng một cách tích cực và VN-Index.

Trong đó, công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đã đưa dự báo trong phiên giao dịch ngày 22/7, thị trường có thể sẽ hồi phục nhanh chóng với mục tiêu là đạt ngưỡng kháng cự vừa mang tính tâm lý lẫn kỹ thuật quanh mốc 1.300 điểm

VN-Index bứt phá tăng 22,88 điểm

Hoạt động tích cực trở lại của dòng tiền giúp sắc xanh trở lại tại hầu hết các nhóm ngành. Độ rộng thị trường cải thiện so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng – giảm là 308 mã tăng so với 79 mã giảm điểm.

VN-Index đóng cửa ở mức gần cao nhất trong phiên, tăng 22,88 điểm lên 1.293,67 điểm. HNX-Index tăng 5,17 điểm (1,72%) lên 305,96 điểm, UPCoM-Index tăng 1,51% lên 85,57 điểm.

Thanh khoản hôm nay được cải thiện với tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 681 triệu đơn vị. Tương ứng giá trị 20.063 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE đạt 14.964 tỷ đồng.

Tương quan mua bán giữa các nhóm nhà đầu tư không thay đổi so với phiên trước đó. Chiều bán ròng vẫn ghi nhận sự có mặt của các tổ chức trong nước. Nhóm tự doanh và khối ngoại, với giá trị xả ròng lần lượt là 156 tỷ đồng, 152 tỷ đồng và 106 tỷ đồng.

VN-Index bứt phá tăng 22,88 điểm

Các nhà đầu tư cá nhân tập trung mua ròng ở nhóm ngân hàng

Trong phiên 22/7, các cá nhân trong nước vẫn là bên mua ròng duy nhất tại sàn HOSE. Tuy lực mua đã suy giảm 26% so với phiên trước. Cụ thể, họ mua ròng 677 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh là 415 tỷ đồng.

Tâm điểm giao dịch vẫn là ngành ngân hàng khi thu hút 383 tỷ đồng giá trị mua ròng. Đây là nhóm duy nhất được mua ròng trên 100 tỷ đồng trong phiên. NĐT cá nhân cũng mua ròng nhẹ các nhóm dịch vụ tài chính (60,7 tỷ đồng) và bảo hiểm (19 tỷ đồng). Ngược lại, họ bán ròng 7/18 ngành. Trong đó bán ròng mạnh nhất tại nhóm thực phẩm & đồ uống với giá trị 74,5 tỷ đồng.

Nhà đầu tư tập trung mua ròng KDH cùng với loạt cổ phiếu ngân hàng

Thống kê top10 cổ phiếu được NĐT cá nhân mua ròng nhiều nhất. Có tới 5 đại diện thuộc ngành ngân hàng. Cổ phiếu STB của Sacombank dẫn đầu khi được mua ròng 167,7 tỷ đồng, gấp 3,5 lần phiên liền trước. Theo sau, NĐT cá nhân mua ròng nhiều cổ phiếu ngân hàng. Lần lượt là MSB (104,6 tỷ đồng), CTG (66,9 tỷ đồng), VPB (46,3 tỷ đồng), ACB (34,5 tỷ đồng).

Cùng chiều, cổ phiếu KDH của Nhà Khang Điền được mua ròng 130,5 tỷ đồng. Theo ghi nhận, khối lượng giao dịch cổ phiếu KDH trong phiên đạt 14.906.700 đơn vị. Con số cao nhất kể từ đầu năm 2021. Kết phiên, KDH là mã duy nhất tăng trần trong rổ VN30. Đóng cửa tại mức 39.200 đồng/cp. Dòng tiền cá nhân cũng tìm đến các mã VCI (43,8 tỷ đồng), SSI (41 tỷ đồng), PDR (33 tỷ đồng), NLG (31,7 tỷ đồng).

Các nhà đầu tư cá nhân mua ròng KDH cùng với loạt cổ phiếu ngân hàng

Tại chiều bán, cổ phiếu VNM của Vinamilk bị bán ròng mạnh nhất 67,4 tỷ đồng. Mặc dù mua ròng KDH, các cá nhân lại rút vốn khỏi nhiều ông lớn trong nhóm bất động sản. Ví dụ như VHM (60,5 tỷ đồng), NVL (48,3 tỷ đồng), DXG (42,8 tỷ đồng), FLC (28,2 tỷ đồng) và VRE (18,7 tỷ đồng). Theo sau, một số mã ghi nhận lực bán ròng nhẹ hơn gồm có OCB (59 tỷ đồng). Ngoài ra còn có TCB (22,4 tỷ đồng), DGW (20,1 tỷ đồng), GAS (15,2 tỷ đồng).

Khối ngoại tiếp tục bán ròng

Giao dịch khối ngoại hôm nay tiếp tục là một điểm trừ khi bán ròng 497 tỷ đồng, đặc biệt là họ tiếp tục xả mạnh cổ phiếu VIC với giá trị xấp xỉ 450 tỷ đồng. Giao dịch trên sàn HOSE, NĐT nước ngoài tiếp tục bán ròng tới 507,5 tỷ đồng với khối lượng bán ròng 3,8 triệu đơn vị, áp đảo hoàn toàn lực mua ròng trên hai sàn còn lại

VIC là cổ phiếu chịu áp lực xả lớn nhất từ khối ngoại với giá trị 429 tỷ đồng. Theo sau, khối ngoại tập trung xả thêm 130 tỷ đồng cổ phiếu KDH. Dòng vốn ngoại còn rút khỏi một số mã khác như MSB (92 tỷ đồng), SSI (53 tỷ đồng), CTG (51 tỷ đồng) và HPG (36 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, các mã hút dòng vốn ngoại có VNM (52 tỷ đồng), NVL (46 tỷ đồng), DXG (44 tỷ đồng) và chứng chỉ quỹ FUEVFVND (43 tỷ đồng). Ngoài ra, dòng tiền ngoại còn chạy vào các cổ phiếu VHM (36 tỷ đồng), VCB (28 tỷ đồng), VRE (25 tỷ đồng) và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 (20 tỷ đồng).

Xem các tin tức khác tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *