Cổ phiếu bất động sản đã có khởi sắc – bắt đáy thành công ở vòng T3

Cổ phiếu bất động sản đã có khởi sắc - bắt đáy thành công ở vòng T3

Tất cả cổ phiếu bất động sản với tổng vốn hóa trên 2.000 tỷ đồng đều đã tăng giá so với ba phiên trước. Phiên đầu tuần 19/7, thị trường chứng khoán Việt Nam đã lao dốc giữa lo ngại về dịch COVID-19 bùng phát tại rất nhiều địa phương, VN-Index đã sụt gần 56 điểm xuống đáy 1.243,5 điểm. Kết thúc phiên 22/7, chỉ số hiện đã hồi phục lên 1.293,7 điểm, tương ứng mức tăng khoảng 4%. Cổ phiếu bất động sản là một trong những nhóm cổ phiếu diễn biến tích cực và có đóng góp rất lớn vào đà tăng chung của thị trường hiện nay – một thị trường đang rất bất ổn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về việc khởi sắc của cổ phiếu bất động sản trong bài viết dưới đây nhé.

Vốn hóa trên thị trường rất lớn

Theo thống kê của Chứng khoán SSI, tính đến cuối phiên 22/7, thị trường chứng khoán Việt Nam có tổng cộng 36 công ty bất động sản với vốn hóa trên 2.000 tỷ đồng. Tất cả 36 mã cổ phiếu này đều tăng giá khi so với phiên T-3. Nhà đầu tư bắt đáy cuối phiên bán tháo 19/7 đều đã ít nhiều có lãi.

Sự bật dậy mạnh mẽ

Sự bật dậy mạnh mẽ

Bật tăng mạnh mẽ nhất là cổ phiếu SCR của TTC Land với tỷ lệ 13,7%. Phiên đầu tuần, SCR giảm sàn xuống 8.480 đồng/cp. Sau ba phiên hồi phục liên tiếp, bao gồm phiên tăng kịch trần ngày hôm qua, SCR hiện có giá 9.640 đồng/cp, tương đương vốn hóa 3.532 tỷ đồng.

Cổ phiếu CRE của Cen Land cũng tăng tới 12,5% so với phiên T-3 sau khi công bố lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý II đạt hơn 128 tỷ đồng, tăng trưởng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. Công ty cho biết doanh thu thuần vọt lên tới 277% nhờ mở rộng quy mô hoạt động.

Một công ty khác vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan là Năm Bảy Bảy (Mã: NBB). Doanh thu thuần quý II vừa qua tăng trưởng 37% so với cùng kỳ 2020, đạt gần 391 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 177 tỷ đồng, nhảy vọt 88%. Lũy kế nửa đầu năm 2021, công ty lãi 209 tỷ đồng, gấp hơn hai lần cùng kỳ.

Có sự phục hồi nhưng không đáng kể

Cổ phiếu DXG của Tập đoàn Đất Xanh cũng hồi phục 9,2% so với phiên T-3. Tuy nhiên DXG vẫn còn kém xa mức đỉnh đầu tháng 6, trước khi công bố kế hoạch phát hành 207 triệu cổ phiếu gây tranh cãi.

Cổ phiếu Tập đoàn FLC cũng tăng 6,8%, nâng vốn hóa lên trên 7.800 tỷ đồng.

Cả ba đại diện tỷ đô của “họ Vin” là VIC của Vingroup, VHM của Vinhomes và VRE của Vincom Retail cũng đi lên, lần lượt là 3,2%, 6,4% và 5,2%. Hiện nay cả ba công ty vốn hóa lớn này đều chưa công bố báo cáo tài chính quý II.

Phương án chia cổ tức

Vingroup đang chuẩn bị chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ xấp xỉ 12,5%. Vinhomes dự định bán toàn bộ 60 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 1,79% vốn điều lệ, trong thời gian từ 26/7 đến 24/8. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận, tổng trị giá khoảng 6.600 tỷ đồng. Trong một tháng gần đây, bất động sản là nhóm cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất ở HOSE.

Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng tổng cộng gần 6.300 tỷ đồng ở HOSE trong tháng qua (bao gồm cả giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận). Trong đó, nhóm bất động sản được gom xấp xỉ 3.000 tỷ. Nhóm công ty chứng khoán, kim loại, thực phẩm cũng được khối ngoại mua ròng. Riêng cổ phiếu ngân hàng bị bán ròng 461 tỷ.

Ngược lại, khối tự doanh bán ròng hơn 1.600 tỷ trong tháng qua, trong đó cổ phiếu bất động sản bị xả 343 tỷ, đứng thứ 2 sau con số 747 tỷ của nhóm kim loại.

Thị trường vẫn còn cơ hội phục hồi

Thị trường vẫn còn cơ hội phục hồi

VN-Index kết thúc phiên hôm nay giảm tới 1,92% tương đương để mất 24,84 điểm. Hôm qua chỉ số này tăng 22,88 điểm. Như vậy chỉ trong một ngày thị trường đã bốc hơi sạch diễn biến tích cực nhất.

Phiên giảm mạnh hôm nay dĩ nhiên gây nên những tổn thất lớn đối với cơ hội phục hồi ngắn hạn. Tính chung cả tuần VN-Index giảm 30,48 điểm. Tuy vậy chỉ số vẫn đã có một đáy thấp nhất của hôm 19/7 vừa qua. Cho đến khi nào VN-Index vẫn duy trì cao hơn đáy này thì thị trường vẫn có cơ hội phục hồi tiếp.

Phiên hôm nay chỉ phản ánh một điều là tâm lý đầu cơ nhanh, lướt sóng T+ là phổ biến. Nhà đầu tư mạo hiểm để kiếm lời chứ không phải tin tưởng vào khả năng hình thành sóng tăng mới của thị trường, cũng như trông đợi kết quả kinh doanh tốt sẽ tạo nên đột biến gì. Sự phổ biến của chiến lược giao dịch này cũng đồng nghĩa với tâm lý trên thị trường rất yếu. Bất cứ biến động đột ngột nào cũng có thể xảy ra với cường độ lớn hơn.

Giá trị khớp lệnh hai sàn phiên này khoảng 19.947 tỷ đồng. Trong khi giá trị khớp lệnh phiên T+3 trước đó là 18.716 tỷ đồng. Nếu tính cả mức tăng giá trị do tăng giá thì quy mô gần như tương đương. Điều này phần nào thể hiện lượng tiền mới vào thị trường không có. Mà chủ yếu là mua bán ngắn hạn. Trừ phi lượng vốn tiếp tục vào để hấp thụ lượng hàng T+3; còn nhiều nữa trong vài phiên tới thì thị trường mới có cơ hội tăng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *