Được nhận xét là một trong các nhóm ngành sẽ tăng mạnh trên sàn chứng khoáng, tuy nhiên, cổ phiếu nhóm ngành dầu khí lại sụt giảm nghiêm trọng. Trong đó phải kể đến cổ phiếu Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (Mã chứng khoán PVS – sàn HNX). Cổ phiếu PVS đã có tín hiệu giảm thị giá từ giữa tháng 6, lúc dịch bệnh bùng phát. Vừa qua, Công ty này cũng vừa công bố BCTC quý 2/2021. Theo đó, tổng doanh thu của cả Công ty giảm nhiều so với năm ngoái, bất chấp giá dầu khí trong nước vẫn ổn định. Cùng sanjaun.com tìm hiểu cụ thể hơn về BCTC và tình hình cổ phiếu công ty này nhé!
PetroVietnam công bố BCTC quý 2/2021
Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (Mã chứng khoán PVS – sàn HNX) vừa công bố Báo cáo tài chính quý 2/2021. Theo đó, trong quý 2/2021, PVS ghi nhận doanh thu đạt 3.063,2 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 183,3 tỷ đồng; lần lượt giảm 44,5% và 37,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 4,4% lên 8,5%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 6,3% so với cùng kỳ; tương ứng tăng thêm 15,4 tỷ đồng lên 260,7 tỷ đồng. Chi phí quản lý tăng 118,6%; tương ứng tăng 129,3 tỷ đồng lên 238,3 tỷ đồng. Lợi nhuận khác giảm 93,4%; tương ứng giảm 144 tỷ đồng về 10,2 tỷ đồng. Và các hoạt động khác biến động không đáng kể. Mặc dù lợi nhuận gộp tăng, nhưng do hụt lợi nhuận khác và đặc biệt chi phí quản lý tăng đột biến, dẫn tới lợi nhuận giảm 37,1%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, PVS ghi nhận doanh thu đạt 5.676,8 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 347 tỷ đồng; lần lượt giảm 35,2% và 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp có thuyết minh trong 6 tháng đầu năm 2021 thu nhập từ hoàn nhập dự phòng bảo hành các dự án giảm 167,7 tỷ đồng, về còn 12,9 tỷ đồng; chi phí nhân viên tăng 86,7 tỷ đồng lên 219,9 tỷ đồng.
Tổng quan về dòng tiền trong nửa năm đầu 2021
Năm 2021, doanh nghiệp dự kiến doanh thu là 10.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế là 560 tỷ đồng; lần lượt giảm 53,08% và 21,12% so với thực hiện trong năm 2020. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp hoàn thành được 62% kế hoạch lợi nhuận năm.
Ngoài ra, dòng tiền kinh doanh chính trong 6 tháng đầu năm tiếp tục âm 1.725,9 tỷ đồng, so với cùng kỳ âm 1.437,5 tỷ đồng. Năm 2020 dòng tiền kinh doanh chính của doanh nghiệp mới âm 679,6 tỷ đồng.
Tính tới 30/6/2021, tổng tài sản của PVS giảm 6,4%, so với đầu năm về 24.588,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 7.237,7 tỷ đồng, chiếm 29,4% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 4.867,7 tỷ đồng, chiếm 19,8% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 4.812 tỷ đồng, chiếm 19,6% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 3.028,9 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng tài sản.
Cổ phiếu PVS trong 6 tháng vừa qua
Kết thúc Quý 1/2021, dù PVS lãi tới 164 tỷ đồng, thì cổ phiếu công ty vẫn không có nhiều khởi sắc. Thậm chí còn nhiều lần đặp vùng hỗ trợ về lại mức giá dưới 20.000đ/cổ phiếu. Tuy nhiên, vừa mới đầu tháng 6, giá cổ phiếu PVS đã tăng gần 39%; gần chạm mốc 32.000đ/cổ phiếu, cho tới khi dịch bệnh bùng phát.
Có một nghịch lý giữa giá dầu và cổ phiếu dầu khí đã diễn ra tại thời điểm bùng dịch. Cụ thể, giá dầu trong nước vẫn giữ ở mức ổn định khoảng 60 USD/thùng. Và điều kiện lúc đó cũng thuận lợi cho các công ty mở rộng hoạt động thăm dò và khai thác. Thế nhưng, tại thời điểm đó, giá dầu trong nước lại thi nhau giảm mạnh. Cổ phiếu PVS cán mốc 2 phiên liên tiếp giảm sâu. Tính đến ngày 28/7, cổ phiếu PVS còn 24.100/cổ phiếu; giảm 200 đồng so với phiên trước đó.