Từ nay đến cuối năm, huyện Châu Thành có tổng gần 800 ha nhãn đến mùa thu hoạch, ước hơn 11 ngàn tấn trái, riêng tháng 7 và 8/2021 thu hoạch hơn 4.700 tấn, chủ yếu là nhãn Edor. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cũng như đang thực hiện giãn cách xã hội, việc tiêu thụ nhãn tại Long Thành đan gặp nhiều khó khăn, giá xuống thấp nhưng không có người mua, ứ đọng. Thêm vào đó, các chợ đầu mối lớn hầu hết ngưng hoạt động, dẫn đến việc tìm đầu ra cho trái nhãn là bài toán khó với người nông dân lúc này.
Giá nhãn thấp kỷ lục trong năm nhưng không có người mua
Trước đây giá nhãn 25-30 ngàn đồng/kg. Nhưng hiện nay với giá từ 6.000-8.000 đồng/kg tới mùa thu hoạch nhưng không có thương lái đến mua. Người trồng nhãn từ lỗ đến hòa vốn trong mùa này. Trước đây nhà vườn ở huyện Châu Thành vốn quen với việc thương lái đến tận vườn thu mua. Hợp đồng liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp chỉ chiếm số lượng rất ít. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc tiêu thụ của các thương lái gặp nhiều trở ngại cho nên chưa đến thu mua. Nhiều diện tích đến kỳ thu hoạch nhưng để lâu nhãn chín và thối.
Cù lao nhãn An Hoà là nơi tập trung 60 ha nhãn, trong tổng số gần 800 ha của toàn huyện Châu Thành. Thời hoàng kim, cù lao còn được biết đến với tên gọi “cù lao nhãn triệu USD”. Nhãn (giống nhãn Thái) mang lại thu nhập “khủng” cho người trồng. Vì chất lượng vượt trội, được thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu. Trong tình hình Covid-19 diễn biến khó lường, nhãn cũng như nhiều nông sản khác đang có giá cả bấp bênh.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho trái nhãn
Trước tình hình trái nhãn của huyện Châu Thành chưa tiêu thụ được, ông Lê Quốc Phong, Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp vừa có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Châu Thành tìm đầu ra cho trái nhãn. Ông Lê Quốc Phong chỉ đạo chính quyền địa phương và nhà vườn phải thay đổi phương thức tiêu thụ trong bối cảnh dịch bệnh.
Huyện Châu Thành phải rà soát chi tiết hơn nữa về số lượng, diện tích, phân bổ thời điểm thu hoạch và nắm được yêu cầu của đối tác tiêu thụ về chất lượng nhãn để tổ chức phân loại, cung ứng.
Để làm được việc này, tỉnh phải khẩn trương xây dựng phương án cụ thể. Nhất là tại khu vực đang phong toả đợt dịch COVID-19 cần tổ chức lực lượng hỗ trợ nhà vườn thu hoạch, đóng gói, vận chuyển nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện phòng dịch. Thậm chí có thể ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng này.
“Cần tăng cường quảng bá sản phẩm nhãn Châu Thành trên các kênh truyền thông, mạng xã hội. Để hình ảnh trái nhãn Châu Thành xuất hiện rộng rãi, nhiều địa phương biết đến. Đồng thời, đẩy mạnh thương mại điện tử và thiết lập kênh phân phối…”, ông Lê Quốc Phong đề nghị.
Tăng cường các kênh tiêu thụ tháo gỡ khó khăn cho trái nhãn
Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp đã khẩn trương liên hệ nhiều kênh phân phối, tiêu thụ; các sàn thương mại điện tử và doanh nghiệp xuất khẩu nhãn. Hiện có các công ty cần 1.000 tấn/tháng. Nhưng trái nhãn phải đạt yêu cầu xuất khẩu. Cùng với đó, tỉnh sẽ gửi danh sách đến Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh để đưa trái nhãn bán các điểm lưu động trong đợt này.
Diện tích trồng nhãn ở huyện Châu Thành được cấp mã vùng trồng là 168 ha. Đạt chứng nhận VietGAP 126 ha và GlobalGAP gần 20 ha. Phần lớn huyện Châu Thành trồng nhãn Edor. Ưu điểm nhất nhãn Edor cho quả to, trọng lượng trung bình 15gram/trái; cơm dày, hạt nhỏ, vị ngọt dịu, thơm ngon, vận chuyển xa ít hư hỏng. Nhãn Edor cho năng suất từ 17 – 18 tấn trái/ha (cây 7 – 8 năm tuổi). Khả năng cho năng suất 25 – 30 tấn/ha (đối với cây từ trên 10 năm tuổi).
Ông Lê Quốc Phong, Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp đề nghị huyện Châu Thành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương dồn sức để hỗ trợ nông dân tháo gỡ khó khăn cho trái nhãn Châu Thành để có đầu ra.
Kinh nghiệm từ tiêu thụ trái vải Bắc Giang
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho hay cơ quan này đã có quyết định thành lập tổ công tác tại TP.HCM. Tổ có nhiệm vụ nắm bắt tình hình, từ đó đề xuất bộ có những giải pháp; kiến nghị kịp thời tháo gỡ khó khăn trong khâu sản xuất, thu hoạch. Và khâu vận chuyển và tiêu thụ nhãn cho bà con Đồng Tháp.
Tổ công tác cũng đề nghị bộ trưởng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo đưa hàng hóa là giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản và vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp vào danh mục hàng hóa thiết yếu. Vì hiện nay một số tỉnh phản ánh việc vận chuyển cây con giống, vật tư đầu vào gặp khó khăn. Gây bất ổn trong việc duy trì sản xuất; đảm bảo sản lượng nông sản cung cấp cho thị trường ổn định, lâu dài.
Song song đó, từ kinh nghiệm trong giải quyết khó khăn của vải thiều Bắc Giang cho thấy nếu có sự chủ động từ các địa phương. Sự phối hợp đồng bộ và thống nhất của các bộ, ngành thì điểm nghẽn sẽ được tháo gỡ. Vì vậy, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng các loại nông sản khác ở TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL cũng vậy. Nên được vận dụng một cách tối đa các hình thức tiêu thụ.
“Ví dụ như thông qua các sàn thương mại điện tử, giao thương trực tuyến… Qua đó để xử lý kịp thời lượng nông sản đang tới vụ thu hoạch. Đảm bảo được chất lượng và giá cả cho bà con nông dân” – Thứ trưởng Tiến nói.
Tham khảo thêm chuyên mục: Thông tin thị trường