Giá vàng thế giới và trong nước liên tục trồi sụt trong những ngày qua làm cho những người đầu tư và kinh doanh vàng không khỏi đau đầu. Vì ảnh hưởng của dịch bệnh mà giá vàng lên xuống liên tục. Khi kết thúc phiên cuối cùng của tuần trước, giá vàng thế giới cũng không mấy khả quan. Một phần vì ảnh hưởng của dịch bệnh, mặt khác chịu áp lực từ việc đồng USD tăng mạnh, giá vàng liên tục giảm. Dự đoán giá vàng tuần này cũng không khả quan so với thời gian trước, giá vàng tuần này còn có khả năng giảm, cùng chúng tôi xem nhé!
Giá vàng tuần này khó có cơ hội tăng
Giới phân tích dự báo giá vàng có thể giảm khi không có động lực đáng kể. Và vùng vùng hỗ trợ sẽ là ngưỡng 1.797-1.790 USD một ounce. Theo khảo sát của Kitco News, 9 trên 15 nhà phân tích Phố Wall dự đoán giá vàng sẽ giảm vào tuần này. Chỉ có hai nhà phân tích dự đoán giá vàng tăng. 4 người còn lại cho rằng đi ngang. Trong khi đó, cuộc thăm dò trực tuyến với 571 nhà đầu tư nhỏ lẻ lại cho thấy tâm lý tích cực hơn. 315 người (55% nhà đầu tư cá nhân) đoán giá vàng tăng vào tuần tới. 25% nghĩ giá giảm và 19% dự đoán đi ngang.
Sự phân hóa lãi suất toàn cầu đang tạo tâm lý lo ngại với kim loại quý. Tuần trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tái khẳng định sẽ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ. Nhằm nỗ lực đẩy lạm phát trở lại mức 2%. Ngược lại ECB, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lại đang tính đến việc cắt giảm chương trình mua trái phiếu hàng tháng.
David Madden, nhà phân tích thị trường của Equiti Capital cho rằng đồng USD đang bị định giá tương đối thấp trong môi trường hiện tại. Khoảng cách chính sách tiền tệ ngày giữa ECB và Fed cũng có sự lệch pha. Điều này có thể khiến thị trường vàng tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới. Khi đối mặt với sức mạnh của đồng bạc xanh.
Giá vàng bị thiếu động lực thúc đẩy
Chris Weston, trưởng bộ phận nghiên cứu của Pepperstone cho biết tuần tới. Vùng hỗ trợ của kim loại quý là ngưỡng 1.797-1.790 USD một ounce. Nhà đầu tư đang hướng tới cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai vào ngày thứ Ba (27/7) và thứ Tư (28/7) tới của Fed. Cùng với họp báo sau đó của Chủ tịch Fed Jerome Powell. Lạm phát ở Mỹ đang cao hơn dự kiến, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 6. Tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của Fed lúc này là thúc đẩy thị trường việc làm.
Một vấn đề của giá vàng hiện nay là thiếu động lực mới có thể đẩy giá vượt xa mốc 1.800 USD một ounce. Diễn biến của tuần qua là bằng chứng. Khi giá vàng khó tăng dù chứng khoán Mỹ và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cùng giảm sâu vào đầu tuần. Chiến lược gia Daniel Ghali của TD Secutities cho rằng, giá vàng trầy trật ngay cả khi lãi suất thực giảm xuống. Và tâm lý lo ngại rủi ro gia tăng. Điều này cho thấy dòng vốn đầu cơ chảy vào vàng đang rất yếu.
Giá vàng tuần này có thể tiếp tục giảm
Cả thị trường vàng trong nước và thế giới đã khép lại tuần giao dịch nửa cuối tháng 7. Với phiên giảm nhẹ cuối tuần. Đưa giá bán mặt hàng kim loại quý xuống mức thấp nhất tuần. Trong đó, giá vàng thế giới giao ngay giảm 4,7 USD phiên cuối tuần. Đóng cửa ở mức 1.802,2 USD/ounce. Thấp hơn 21 USD so với giá cao nhất tuần này và giảm 10 USD so với cuối tuần trước.
Giá hợp đồng vàng tương lai giao tháng 8 trên sàn Comex cũng đóng cửa tuần ở 1.802,3 USD/ounce. Giảm trên 10 USD sau một tuần. Diễn biến tương tự cũng ghi nhận tại thị trường trong nước khi Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC). Đóng cửa giá vàng miếng khu vực TP.HCM ở mức 56,8 – 57,45 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giảm 50.000 so với phiên liền trước. Đây cũng là giá bán ra thấp nhất của vàng miếng trong nước tuần này.
Đáng chú ý, dù giá vàng thế giới tuần này vẫn đóng cửa trên ngưỡng tâm lý quan trọng 1.800 USD/ounce. Nhiều chuyên gia và tổ chức phân tích cho rằng vàng vẫn sẽ chịu áp lực giảm sâu tuần này. Lý do các chuyên gia đưa ra quan điểm này đến từ việc thị trường vàng tiếp tục chịu áp lực của dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao và sức mạnh đồng USD đi lên.