Theo Nghị định 140/2020 thì ACV thuộc đối tượng chỉ có được trích tối đa 30% phần lợi nhuận sau thuế hàng năm đã được phân phối vào trong Quỹ đầu tư phát triển vào doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế của ACV trong các năm 2019, 2020 và trong giai đoạn 2021-2025 có thể sẽ được giữ lại để tăng thêm vốn điều lệ. Phó thủ tướng đồng ý cùng với chủ trương sử dụng phần lợi nhuận sau thuế của ACV nhằm đầu tư tăng vốn nhà nước ở doanh nghiệp này. Việc này được giải thích để tạo điều kiện cho ACV có được thêm nguồn vốn thực hiện cho các dự án quan trọng, là trọng điểm quốc gia đã được bên nhà nước giao trong bối cảnh các hoạt động sản xuất kinh doanh đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.
Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam ACV
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Airports Corporation of Vietnam – JSC – viết tắt tên tiếng Anh: ACV). Là một công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Đây là công ty cổ phần với 95,4% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Nhà nước. Hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Tổng công ty này trực tiếp quản lý và khai thác toàn bộ sân bay dân dụng (Thời điểm năm 2013 là 22 sân bay dân dụng) tại Việt Nam.
Trụ sở công ty đóng tại 58 Trường Sơn, Phường 2; Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Các sân bay do tổng công ty này quản lý gồm có 10 cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài; Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh; Phú Quốc, Cần Thơ, Cát Bi, Vinh; Liên Khương và 13 cảng hàng không địa phương: Buôn Ma Thuột, Rạch Giá; Cà Mau, Côn Đảo, Phù Cát, Pleiku; Chu Lai, Tuy Hòa, Đồng Hới, Thọ Xuân, Nà Sản, Điện Biên.
ACV được xem xét tăng vốn điều lệ
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Minh Khái. Tại cuộc họp về phương án chia cổ tức; phân phối lợi nhuận sau thuế các năm 2019, 2020. Và giai đoạn 2021-2025 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).
Theo đó, Phó thủ tướng đồng ý với chủ trương sử dụng lợi nhuận sau thuế của ACV. Để đầu tư tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp này. Việc này được giải thích nhằm tạo điều kiện cho ACV có thêm nguồn vốn thực hiện các dự án quan trọng; trọng điểm quốc gia đã được nhà nước giao. Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái giao Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giải trình; tiếp thu và hoàn thiện phương án đề xuất cụ thể. Về chủ trương tăng vốn cho ACV, gửi Bộ Tài chính trong tháng 7.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch & Đầu tư, Tư pháp và Giao thông Vận tải đánh giá, thẩm định đề xuất tăng vốn cho ACV của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trình Thủ tướng trước ngày 15/8.
Đối tượng được trích tối đa 30% lợi nhuận sau thuế
Theo Nghị định 140/2020, ACV thuộc đối tượng chỉ được trích tối đa 30% lợi nhuận sau thuế hàng năm được phân phối vào Quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp. Khoản lợi nhuận còn lại sau khi trích vào Quỹ phúc lợi cho người lao động, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông.
Năm 2020, ACV ghi nhận doanh thu hợp nhất 10.159 tỷ đồng, chỉ bằng một nửa so với 2019. Lợi nhuận sau thuế 2020 đạt 1.642 tỷ đồng, bằng 20% năm 2019. Vốn chủ sở hữu của ACV tới hết năm 2020 là 37.565 tỷ đồng, tăng hơn 2% so với 2019; hơn 8.541 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Năm nay doanh nghiệp này dự báo đạt 10.564 tỷ đồng về doanh thu và lợi nhuận trước thuế 2.359 tỷ đồng, nếu Covid-19 được kiểm soát vào tháng 8.
Xem thêm các tin tức khác cùng chúng tôi.